Lịch sử Dome of the Rock

Bối cảnh thời kỳ tiền Hồi giáo

Tái thiết Đền thờ Hêrôđê nhìn từ phía đông (Mô hình Thánh địa của Jerusalem, 1966)

Mái vòm đá tọa lạc ở trung tâm của khu vực Núi Đền, địa danh bao gồm cả Đền thờ Solomon và Đền thờ thứ hai của người Do Thái vốn đã được mở rộng rất nhiều dưới thời Herod Đại đế vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Đền thờ của Herod đã bị phá hủy vào năm 70 CN bởi người La Mã. Saucuộc nổi dậy Bar Kokhba vào năm 135, đền thờ Herod được thay thế bằng một ngôi đền La Mã cho Jupiter Capitolinus được Hoàng đế Hadrian tiến hành xây dựng tại địa điểm này.[15]

Khi Jerusalem thuộc diện cai trị của Đế chế Byzantine thiên chúa giáo trong suốt thế kỷ 4 đến thế kỷ 6. Trong thời gian này, các cuộc hành hương của tín đồ Cơ đốc giáo đến Jerusalem bắt đầu phổ biến.[16] Nhà thờ Mộ Thánh được xây dựng dưới thời Constantinus đại đế vào những năm 320, nhưng khu vực Núi Đền vẫn chưa được phục dựng sau khi dự án trùng tu Đền thờ Do Thái thất bại dưới thời Julianus.[17]

Cấu trúc nguyên bản thời Umayyad

Cấu trúc hình bát giác ban đầu của Mái vòm đá và mái vòm tròn bằng gỗ về cơ bản có hình dạng khá tương đồng với thiết kế hiện tại.[12] Mái vòm đá đã được xây dựng theo lệnh của caliph Umayyad Abd al-Malik (r. 685–705).[18] Theo Sibt ibn al-Jawzi (1185–1256), việc xây dựng khởi công vào năm 685/86, trong khi al-Suyuti (1445–1505) cho rằng thời điểm khởi công là năm 688.[19] Một dòng chữ ban thánh bằng chữ viết Kufic là được bảo quản bên trong mái vòm có ghi ngày AH 72 (691/2 CN), năm mà hầu hết các nhà sử học tin rằng việc xây dựng Mái vòm đá ban đầu đã được hoàn thành.[20] Trong dòng ghi chép này, tên của "al-Malik" đã bị xóa và thay thế bằng tên của vị caliph Abbasid al-Ma'mun (r. 813–833). Sự thay đổi từ dòng chữ gốc được Melchior de Vogüé ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1864.[21] Chi phí xây dựng công trình được báo cáo là gấp bảy lần thu nhập thuế hàng năm của Ai Cập.[22] Một cách giải thích khác của dòng chữ là dòng chữ đã đánh dấu năm bắt đầu tiến hành xây dựng công trình.

Một số học giả cho rằng mái vòm đá đã được xây dựng bổ sung vào một công trình vốn đã được xây dựng trước đó được xây dựng theo chỉ thị của Muawiyah I (r. 661–680) [23] hay thậm chí có thể là một công trình của đế chế Byzantine có từ trước khi các cuộc chinh phục của người Hồi giáo diễn ra, có thể đã được xây dựng dưới thời Heraclius (r. 610– 641).[24]

Kiến trúc và tranh khảm của công trình được thiết kế và tạo hình dựa trên các nhà thờ và cung điện theo kiến trúc Byzantine tại các nhà thờ và cung điện gần đó.[3] Hai kiến trúc sư phụ trách cho công trình là là Raja ibn Haywah, một nhà thần học Hồi giáo từ Beisan và Yazid ibn Salam, một người Hồi giáo không phải Ả Rập gốc Jerusalem.[25]

Shelomo Dov Goitein đến từ Đại học Hebrew cho rằng Mái vòm đá được xây dựng để mang tính cạnh tranh với các công trình kiến trúc độc đáo của các tôn giáo khác trong khu vực: "Hình dạng theo kiến trúc rotunda, được trao cho Qubbat as-Sakhra (Mái vòm đá), mặc dù có sự pha trộn với kiến trúc Hồi giáo, nhưng đã được định sẵn để làm đối trọng với những mái vòm Cơ đốc giáo."[26] K.A.C. Creswell trong cuốn sách The Origin of the Plan of the Dome of the Rock (Nguồn gốc của kế hoạch Mái vòm đá) đã ghi chú rằng các thợ xây đã dùng các phép đo và số liệu kích thước của Nhà thờ Mộ Thánh. Đường kính của mái vòm là 20.20 m (66.3 ft) và chiều cao khoảng 20,48 m (67,2 ft), trong khu đường kính mái vòm nhà thờ Mộ Thánh là 20,90 m (68,6 ft) và chiều cao 21,05 m (69,1 ft).

Những ghi chép tường thuật trong các nguồn từ thời trung cổ về động lực của Abd al-Malik trong việc xây dựng Mái vòm đá là khác nhau.[10] Vào thời điểm được xây dựng, vị caliph này một mặt đang tham gia vào cuộc chiến với Đế quốc Thiên chúa giáo Byzantine, đồng minh Thiên chúa giáo tại Syria của Byzantine và với một vị caliph khác là Ibn al-Zubayr, người đang kiểm soát Mecca, điểm đến hàng năm của các cuộc hành hương Hồi giáo.[10] [27] Do đó, có những nguồn giải thích rằng Abd al-Malik dự định để Mái vòm đá trở thành một tượng đài và công trình tôn giáo đánh dấu sự chiến thắng trước những đạo quân Cơ đốc giáo, điều này sẽ thể hiện tính độc nhất của Hồi giáo trong các tôn giáo Abraham ở Jerusalem.[28] Một lời giải thích khác cho rằng Abd al-Malik, trong giai đoạn sục sôi của cuộc chiến với Ibn al-Zubayr, đã tìm cách xây dựng công trình để chuyển hướng sự tập trung của cư dân Hồi giáo trong lãnh thổ của mình khỏi Ka'aba ở Mecca, nơi Ibn al-Zubayr sẽ kết án công khai các tín đồ từ Umayyads trong cuộc hành hương hàng năm đến thánh địa.[10] [27] [28] Mặc dù hầu hết các nhà sử học hiện đại bác bỏ nguồn tin này và cho rằng nó là sản phẩm của sự tuyên truyền chống Umayyad căn cứ theo các nguồn tư liệu Hồi giáo truyền thống và nghi vấn rằng Abd al-Malik đã cố gắng thay đổi nhu cầu thiêng liêng của các tín đồ Hồi giáo trong việc hoàn thành cuộc hành hương tới Ka'aba, các sử gia khác thừa nhận rằng điều này không thể bị bác bỏ một cách dứt khoát.[10] [27] [28]

Thời kỳ Abbasids và Fatimids

Công trình bị tàn phá nghiêm trọng do một trận động đất vào năm 808 và một lần nữa vào năm 846.[29] Mái vòm bị sập trong trận động đất năm 1015 và được xây dựng lại vào năm 1022–23. Các hình khảm trên phần tường tròn được sửa chữa vào năm 1027–28.[30]

Các cuộc thập tự chinh

Mô tả Templum Domini ở mặt trái của phong ấn Hiệp sĩ Dòng Đền

Trong nhiều thế kỷ, những người hành hương Cơ đốc giáo đã có thể đến khu vực Núi Đền, nhưng bạo lực ngày càng gia tăng đối với những người hành hương đến Jerusalem (ví dụ như trường hợp của Al-Hakim bi-Amr Allah đã ra lệnh phá hủy nhà thờ Mộ Thánh) dẫn đến sự bùng phát các cuộc Thập tự chinh.[31] Quân Thập tự chinh chiếm được Jerusalem vào năm 1099 và Mái vòm đá được trao cho dòng Augustinô và họ đã biến nó thành một nhà thờ, trong khi Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa gần đó cũng lần đầu tiên trở thành một cung điện trong một thời gian. Trong phần lớn thế kỷ 12, công trình này trở thành một trong những trụ sở của các Hiệp sĩ Đền thánh. Các Dòng Hiệp sĩ hoạt động từ năm 1119, đã xác định Mái vòm đá đã được xây dựng trên vị trí cũ của đền thờ Solomon vốn đã bị phá hủy từ năm 537 trước công nguyên. Dòng chữ Templum Domini được cho là ám chỉ tới Mái vòm đá trên con dấu chính thức của các đại thống lĩnh của các dòng thánh (như Everard des Barres và Renaud de Vichiers) và nhanh chóng trở thành hình mẫu kiến trúc cho nhà thờ đền thánh trên khắp châu Âu.[32]

Thời kỳ Ayyubids và Mamluks

Jerusalem bị Saladin tái chiếm vào ngày 2 tháng 10 năm 1187 và Mái vòm đá đã được tái thiết như một thánh đường Hồi giáo. Cây thánh giá gắn trên đỉnh mái vòm đã được thay thế bằng hình trăng lưỡi liềm và một bức bình phong bằng gỗ được đặt xung quanh tảng đá bên dưới. Cháu trai của Saladin là al-Malik al-Mu'azzam Isa đã tiến hành tân trang các cấu trúc bên trong và thêm hàng hiên cho Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.

Mái vòm đá nhận được sự bảo trợ rộng rãi của hoàng gia và các sultan trong thời kỳ Mamluk, kéo dài từ năm 1250 đến năm 1510.[Còn mơ hồthảo luận]

Thời kỳ Ottoman (1517–1917)

Dưới thời trị vì của Suleiman I (1520–1566), phần phía ngoài của Mái vòm đá đã được ốp gạch. Điều này đã mất đến bảy năm.[cần dẫn nguồn] Một số chi tiết trang trí nội thất đã được bổ sung vào thiết kế công trình trong thời kỳ Ottoman.[cần dẫn nguồn]

Tiếp giáp với khu vực Dome of the Rock, người Ottoman đã xây dựng Dome of the Prophet vào năm 1620.[cần dẫn nguồn]

Sự cải tạo quy mô lớn đã được thực hiện vào năm 1817 dưới thời trị vì của Mahmud II.[cần dẫn nguồn] Trong một dự án trùng tu lớn được thực hiện vào những năm 1874–75 dưới thời trị vì của Sultan Abdülaziz khi tất cả các viên ngói trên các bức tường ở hướng tây và tây nam của phần hình bát giác của tòa nhà đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng các bản sao đã được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.[33] [34]

  • Bức ảnh đầu tiên của công trình, 1842–44
  • Hướng nhìn từ phía bắc, Francis Bedford (1862)
  • Mặt tiền phía Tây vào năm 1862. Đến ngày này, nhiều viên gạch lát từ thế kỷ 16 đã bị mất tích.
  • Nội thất trang trí khảm (1914)
  • Mặt tiền lát gạch (2013)
  • Nội thất bên trong (1915)

Sự bảo hộ của người Anh

Hình chụp những năm 1920

Haj Amin al-Husseini được người Anh chỉ định làm quản lý vào năm 1917, cùng với Yaqub al-Ghusayn đã thực hiện công cuộc tái thiết và khôi phục Mái vòm đá và Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem.

Một vài bộ phận của Mái vòm đá đỗ sụp đổ trong trận động đất vào ngày 11 tháng 7 năm 1927 khiến cho các bức tường bị nứt gãy nghiêm trọng,[35] làm hư hại và ảnh hưởng nhiều công tác sửa chữa vốn đã diễn ra trong những năm trước. 

Sự quản lý của chính phủ Jordan

Năm 1955, một chương trình cải tạo mở rộng đã được khởi xướng bởi chính phủ Jordan với kinh phí do các chính phủ Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ bao gồm việc thay thế số lượng lớn ngói có từ thời Suleiman I đã bị bong tróc do mưa lớn. Năm 1965, mái vòm được bao phủ bởi một lớp hợp kim đồng nhôm bền được sản xuất tại Ý thay thế cho lớp chì bên ngoài. Trước năm 1959, mái vòm được phủ bằng chì đen. Trong quá trình trùng tu đáng kể được thực hiện từ năm 1959 đến năm 1962, phần chì đã được thay thế bằng các tấm nhôm-đồng phủ vàng lá.

Sự quản lý của Israel

Một vài giờ sau khi quốc kỳ của Israel được cắm lên đỉnh của Mái vòm đá vào năm 1967 trong Chiến tranh Sáu ngày, người Israel đã hạ nó xướng theo lệnh của Moshe Dayan và tiến hành đầu tư cho các waqf Hồi giáo (tín thác tôn giáo) với quyền quản lý khu vực Núi Đền/Haram al-Sharif để "gìn giữ hòa bình".[36]

Vào năm 1993, mái vòm bằng vàng đã được tân trang lại sau khoản tài trợ 8,2 triệu đô la Mỹ bởi vua Hussein của Jordan, người đã bán một trong những ngôi nhà của mình ở Luân Đôn để tài trợ cho 80 kg vàng cần thiết cho việc tái thiết công trình.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dome of the Rock http://www.bibledex.com/israel/dome_of_the_rock.ht... http://www.britannica.com/eb/article-9030854/Dome-... http://www.newyorker.com/magazine/2001/01/29/arafa... http://www.sacredsites.com/1st30/domeof.html http://vc.bridgew.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=... http://www.nyu.edu/gsas/dept/fineart/people/facult... http://www.kinghussein.gov.jo/islam_restoration.ht... http://www.ne.jp/asahi/arc/ind/2_meisaku/28_jerusa... http://www.sonic.net/~tallen/palmtree/dor.piers/do... http://www.al-islam.org/al-miraj/